Chế tạo các phương tiện bay không người lái đã trở thành một phần quan trọng trong quá trình phát triển của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Bán máy bay điều khiển từ xa giá chỉ có 750 k cỡ lớn .
Phương tiện bay
không người lái UAV mang lại rất nhiều lợi thế chiến lược trong quân sự.
UAV có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát chiến trường trên một khu vực
rộng lớn, tuần tra giám sát đường biên giới, tấn công các mục tiêu với
UAV vũ trang.
Mua máy bay điều khiển từ xa giá 500 K tiết kiệm 150 k |
Phát triển UAV đã trở thành một cuộc cách
mạng mới trong công nghệ hàng không trên thế giới. Việt Nam chắc chắn
không thể đứng ngoài xu hướng này. Sự nỗ lực không ngừng của các kỹ sư
trong nước cùng với sự hợp tác giúp đỡ từ các đối tác nước ngoài, Việt
Nam đang tiến từng bước vững chắc trong công nghệ chế tạo UAV.
Khởi đầu từ mục tiêu bay cho lực lượng phòng không
Để
quá trình kiểm tra bắn đạn thật của các đơn vị phòng không được chính
xác cần có các mục tiêu bay không người lái. Năm 1996, Việt Nam đã mua
tổ hợp mục tiêu bay không người lái Dragonfly DF 16 từ Israel để làm mục
tiêu cho các đơn vị phòng không tập bắn.
Việc chế tạo thành công UAV M-100CT là bước đột phá quan trọng trong quá trình chế tạo UAV của Việt Nam. |
Dựa trên loại UAV DF-16 này sau 3 năm nghiên cứu
phát triển, nhà máy A40 đã chế tạo thành công UAV M-96 bay ban ngày và
M-96D bay ban đêm tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển của các UAV tinh
vi hơn về sau.
Tuy nhiên, UAV M-96 có tốc độ bay còn
chậm, trần bay thấp nên chưa đáp ứng được các nhiệm vụ huấn luyện tập
bắn tầm xa. Viện Kỹ thuật Phòng không-Không quân đã cải tiến,nâng cấp
UAV M-96 thành M-100CT.
Quá trình chế tạo UAV của Việt
Nam tạo được bước đột phá quan trọng với sự thành công của UAV M-400CT,
UAV này có khả năng đạt độ cao 2.000 mét, bán kính hoạt động 15km, quá
trình nâng cấp sau đó đạt độ cao 3.000 mét, bán kính hoạt động 30km, tốc
độ hành trình từ 250-280km/h.
Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn quá trình chế tạo UAV làm mục tiêu bay cho lực lượng phòng không tập bắn. Ảnh VTV |
Gần đây nhất ngày 03/05/2013, UAV do Việt Nam tự chế
tạo tiếp tục tung cánh trên bầu trời, 2 trong số 5 mẫu UAV do Viện Công
nghệ không gian chế tạo đã có chuyến bay thử nghiệm thành công. Sự kiện
này tiếp tục mở ra bước đột phá mới trong phát triển các loại UAV phục
vụ khoa học và các mục đích dân sự cũng như quốc phòng trong tương lai.
Các
mẫu UAV đang được Viện Công nghệ không gian phát triển là AV.UAV.MS1,
AV.UAV.S1, AV.UAV.S2, AV.UAV.S3, AV.UAV.S4 với bán kính hoạt động từ
2-100km, trần bay từ 200-3.000 mét, thời gian hoạt động từ 1-3 giờ.
Đối
với loại AV.UAV.S3, AV.UAV.S4 có thể mở rộng tầm bay xa hơn khi sử dụng
liên lạc vệ tinh dẫn đường hoặc các trạm chuyển tiếp mặt đất. Đây là
tiền đề quan trọng để phát triển các loại UAV tinh vi hơn phục vụ cho
nhiệm vụ quốc phòng.
Hợp tác với nước ngoài nâng tầm cho UAV Việt Nam
Việc
chế tạo thành công UAV M-400 là một cột mốc quan trọng trong công nghệ
phát triển UAV của Việt Nam. Tuy nhiên, các loại UAV do Việt Nam chế tạo
còn đơn giãn, trần bay thấp, tốc độ còn chậm, bán kính và thời gian
hoạt động ngắn chưa đáp ứng được các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Nhằm
nhanh chóng tiếp cận công nghệ UAV hàng không hiện đại của thế giới,
Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam VASA đã hợp tác với công ty chế tạo
máy bay Irkut của Nga để phát triển các UAV phục vụ cho mục đích dân sự.
Chế tạo những chiếc UAV trinh sát đẳng cấp như Hermes-450 của Israel là tương lai không quá xa vời đối với Việt Nam. |
Giá trị chương trình nghiên cứu chế tạo máy bay
không người lái cho Việt Nam là 10 triệu USD. Trong thành phần tổ hợp,
ngoài chính vật thể bay còn có trạm ăngten mặt đất truyền dữ liệu, hệ
thống điều khiển và máy phóng để đưa vật thể bay lên trời. Khối lượng
máy bay không người lái có trang bị hệ thống dù hạ cánh gần 100 kg. Dự
kiến, máy bay có thể hoạt động liên tục đến 16 giờ.
Ngoài
ra, phía Nga cũng sẽ chuyển giao công nghệ để Việt Nam tự phát triển
các loại UAV khác phục vụ cho mục đích quốc phòng. Bên cạnh sự hợp tác
với Nga, VASA cũng đã ký kết thỏa thuận phát triển UAV tầm trung Magic
Eye-1 cùng với Thụy Điển.
Magic Eye-1 có trọng lượng
khoảng 40kg, thời gian hoạt động liên tục lên đến 6 giờ, tốc độ tối đa
khoảng 200km/h, bán kính liên lạc vô tuyến giữa UAV và trạm điều khiển
mặt đất khoảng 100-200km. Những sự hợp tác này sẽ đưa công nghệ UAV
trong nước lên một tầm cao mới.
Tương lai không xa nữa
Việt Nam sẽ chế tạo thành công những UAV tinh vi hơn, tầm hoạt động xa
hơn, trần bay cao hơn phục vụ cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đảm
bảo an ninh quốc phòng trong tình hình mới.
Theo Infonet
0 nhận xét