(VnMedia) - Hồi tháng trước, Lầu Năm Góc đã gửi tín hiệu chính trị đầy uy lực tới Trung Quốc khi điều động 6 máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor đến tham gia cuộc tập trận chung với Malaysia.
>> Mua máy bay điều khiển từ xa giá 500 K tiết kiệm 150 k
Động thái này nằm trong chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Thông tin trên vừa được Washington Times đưa ra hôm 3/7.
Mỹ điều F-22 đến châu Á để "đe nẹt" Trung Quốc? |
Đây là lần
đầu tiên F-22 được sử dụng trong các cuộc tập trận định kỳ hai năm một
lần giữa Mỹ-Malaysia, mang tên là Cope Taufan 2014. Malaysia là một quốc
gia trọng tâm trong nỗ lực của Lầu Năm Góc nhằm tăng cường và củng cố
liên minh cũng như quan hệ với Đông Nam Á.
Malaysia là một trong những đối tác thầm lặng hơn cả của Mỹ trong khu vực, muốn dựa vào Mỹ để đối trọng với Trung Quốc, và trong những cuộc tiếp xúc riêng, đã lên tiếng cảnh báo về hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông trong các tranh chấp hàng hải với hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Theo các quan chức Mỹ, Trung Quốc đã xem việc Mỹ đưa F-22 đến Malaysia là một cơ hội để Mỹ để tìm hiểu rõ hơn khả năng tác chiến của chiến đấu cơ Su-30 do Nga sản xuất của Malaysia, tương tự như loại Su-30 do Trung Quốc chế tạo.
Trung Quốc còn cho rằng, các cuộc diễn tập cho phép Không quân Mỹ đưa F-22 đến hoạt động tại các địa điểm chiến lược gần bờ biển của Trung Quốc. Cho đến nay, F-22 đã được triển khai tại các căn cứ tạm thời ở Đông Bắc Á nhưng việc triển khai ở vùng Đông Nam Á là hoàn toàn mới.
Theo bình luận của báo chí Trung Quốc, các máy bay F-22 tại Malaysia đang hoạt động từ căn cứ không quân Hoàng gia Malaysia ở Butterworth cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 218 dặm về phía bắc, sẽ giúp nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Mỹ trong một cuộc tấn công Trung Quốc trong tương lai.
Trước đây, F-22 đã từng được triển khai từ căn cứ tại Hawaii qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.
Sức mạnh đầy uy lực của chiến đấu cơ F-22
F-22 Raptor là loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ.Nó được mệnh danh là chiến đấu cơ thế kỷ 21 và là “mãnh cầm” của Không lực Mỹ.
Đây là loại máy bay do Hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Nó luôn đứng trong danh sách những loại chiến đấu cơ tối tân nhất và cũng là loại chiến đấu cơ có giá đắt nhất thế giới, lên tới 130 triệu USD/1 chiếc.
Đây cũng là một trong những loại chiến đấu cơ mới nhất của Không lực Mỹ. Dòng chiến đấu cơ được phát triển trong suốt 20 năm này bắt đầu được chuyển giao cho không quân Mỹ từ năm 2004. Sau đó, tới ngày 15/12/2005, không quân Mỹ mới chính thức tuyên bố F-22 đã sẵn sàng cho các nhiệm vụ tác chiến.
F-22 cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ.
Raptor F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến. Dòng máy bay này sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ tư.
F-22 được trang bị hệ thống ra-đa tối tân nhất. Lực đẩy tối đa của động cơ có thể cho phép máy bay hoạt động với tốc độ tối đa lên tới hơn 3000 km/giờ khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí.
Chiến đấu cơ "tàng hình" đỉnh cao
Đây cũng là loại chiến đấu cơ có khả năng tàng hình cực cao với kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ 4, khiến ngay cả hệ thống ra-đa hiện đại nhất thế giới cũng khó phát hiện ra nó.
Vỏ của chiến đấu cơ F-22 được chế tạo từ 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng. Titan được sử dụng với khối lượng lớn để chịu lực và chịu nhiệt cho các chi tiết trọng yếu . Sợi composite các bon được sử dụng để bao bọc khung thân, cửa hút khí, cánh máy bay giúp gia tăng khả năng tàng hình.
Buồng lái F-22 được thiết kế hiện đại với những màn hình LCD 6 màu, điều khiển bằng hệ thống điện tử Kaiser, có khả năng hiển thị các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất. Ngoài ra, các mối nguy hiểm cùng với dữ liệu tìm kiếm mục tiêu hiển thị trên hai màn hình LCD khác.
Hệ thống hiển thị hình ảnh trên mũ bay phi công (HUD) sẽ cung cấp các thông số như tình trạng mục tiêu, tình trạng vũ khí và giúp phi công ngắm bắn. Các thông số hiển thị trên HUD sẽ được một camera ghi lại để phân tích sau trận chiến.
F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 phía bên cánh phải, ngay phía trên cửa lấy khí. F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn hoả tiển, điều này sẽ làm giảm khả năng tàng hình rất nhiều.
Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 hoả tiển AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai hoả tiển AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.
Để tấn công mặt đất, bốn hoả tiển AIM-120C ở khoảng giữa thân sẽ được thay bằng hai bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg ( hoặc bỏ cả 6 AMRAAM để thay bằng hai bom GBU-30 JDAM loại 454 kg), Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 hoả tiển tầm ngắn AIM-9.
Radar AN/APG-77 của F-22 được hai công ty Northrop Grumman và Raytheon sản xuất. Mỗi radar này chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được viE1c bị phát hiện bởi những dàn radar thụ động của đối phương.
Thiết bị thông tin liên lạc và định vị trên F-22 có tên TRW CNI được Boeing sản xuất có nhiệm vụ liên lạc trong suốt hành trình, chia sẻ mục tiêu trong những nhiệm vụ phối hợp và nhận biết bạn - thù. Ngoài ra, F-22 còn trang bị thiết bị dẫn đường bằng laser LTN-100G và hệ thống GPS cùng cảm biến hạ cánh sản xuất bởi Northrop Grumman.
Với những tính năng vượt trội như vậy, F-22 Raptor xứng đáng với biệt danh “Chiến đấu cơ thể kỷ 21 của Mỹ” và là loại chiến đấu cơ hàng đầu thế giới.
Malaysia là một trong những đối tác thầm lặng hơn cả của Mỹ trong khu vực, muốn dựa vào Mỹ để đối trọng với Trung Quốc, và trong những cuộc tiếp xúc riêng, đã lên tiếng cảnh báo về hành vi bắt nạt của Trung Quốc ở Biển Đông trong các tranh chấp hàng hải với hầu hết các quốc gia trong khu vực.
Theo các quan chức Mỹ, Trung Quốc đã xem việc Mỹ đưa F-22 đến Malaysia là một cơ hội để Mỹ để tìm hiểu rõ hơn khả năng tác chiến của chiến đấu cơ Su-30 do Nga sản xuất của Malaysia, tương tự như loại Su-30 do Trung Quốc chế tạo.
Trung Quốc còn cho rằng, các cuộc diễn tập cho phép Không quân Mỹ đưa F-22 đến hoạt động tại các địa điểm chiến lược gần bờ biển của Trung Quốc. Cho đến nay, F-22 đã được triển khai tại các căn cứ tạm thời ở Đông Bắc Á nhưng việc triển khai ở vùng Đông Nam Á là hoàn toàn mới.
Theo bình luận của báo chí Trung Quốc, các máy bay F-22 tại Malaysia đang hoạt động từ căn cứ không quân Hoàng gia Malaysia ở Butterworth cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 218 dặm về phía bắc, sẽ giúp nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của Mỹ trong một cuộc tấn công Trung Quốc trong tương lai.
Trước đây, F-22 đã từng được triển khai từ căn cứ tại Hawaii qua Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam.
Sức mạnh đầy uy lực của chiến đấu cơ F-22
F-22 Raptor là loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ.Nó được mệnh danh là chiến đấu cơ thế kỷ 21 và là “mãnh cầm” của Không lực Mỹ.
Đây là loại máy bay do Hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Nó luôn đứng trong danh sách những loại chiến đấu cơ tối tân nhất và cũng là loại chiến đấu cơ có giá đắt nhất thế giới, lên tới 130 triệu USD/1 chiếc.
Đây cũng là một trong những loại chiến đấu cơ mới nhất của Không lực Mỹ. Dòng chiến đấu cơ được phát triển trong suốt 20 năm này bắt đầu được chuyển giao cho không quân Mỹ từ năm 2004. Sau đó, tới ngày 15/12/2005, không quân Mỹ mới chính thức tuyên bố F-22 đã sẵn sàng cho các nhiệm vụ tác chiến.
F-22 cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ.
Raptor F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến. Dòng máy bay này sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ tư.
F-22 được trang bị hệ thống ra-đa tối tân nhất. Lực đẩy tối đa của động cơ có thể cho phép máy bay hoạt động với tốc độ tối đa lên tới hơn 3000 km/giờ khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí.
Chiến đấu cơ "tàng hình" đỉnh cao
Đây cũng là loại chiến đấu cơ có khả năng tàng hình cực cao với kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ 4, khiến ngay cả hệ thống ra-đa hiện đại nhất thế giới cũng khó phát hiện ra nó.
Vỏ của chiến đấu cơ F-22 được chế tạo từ 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng. Titan được sử dụng với khối lượng lớn để chịu lực và chịu nhiệt cho các chi tiết trọng yếu . Sợi composite các bon được sử dụng để bao bọc khung thân, cửa hút khí, cánh máy bay giúp gia tăng khả năng tàng hình.
Buồng lái F-22 được thiết kế hiện đại với những màn hình LCD 6 màu, điều khiển bằng hệ thống điện tử Kaiser, có khả năng hiển thị các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất. Ngoài ra, các mối nguy hiểm cùng với dữ liệu tìm kiếm mục tiêu hiển thị trên hai màn hình LCD khác.
Hệ thống hiển thị hình ảnh trên mũ bay phi công (HUD) sẽ cung cấp các thông số như tình trạng mục tiêu, tình trạng vũ khí và giúp phi công ngắm bắn. Các thông số hiển thị trên HUD sẽ được một camera ghi lại để phân tích sau trận chiến.
F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 phía bên cánh phải, ngay phía trên cửa lấy khí. F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn hoả tiển, điều này sẽ làm giảm khả năng tàng hình rất nhiều.
Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 hoả tiển AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai hoả tiển AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.
Để tấn công mặt đất, bốn hoả tiển AIM-120C ở khoảng giữa thân sẽ được thay bằng hai bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg ( hoặc bỏ cả 6 AMRAAM để thay bằng hai bom GBU-30 JDAM loại 454 kg), Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 hoả tiển tầm ngắn AIM-9.
Radar AN/APG-77 của F-22 được hai công ty Northrop Grumman và Raytheon sản xuất. Mỗi radar này chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được viE1c bị phát hiện bởi những dàn radar thụ động của đối phương.
Thiết bị thông tin liên lạc và định vị trên F-22 có tên TRW CNI được Boeing sản xuất có nhiệm vụ liên lạc trong suốt hành trình, chia sẻ mục tiêu trong những nhiệm vụ phối hợp và nhận biết bạn - thù. Ngoài ra, F-22 còn trang bị thiết bị dẫn đường bằng laser LTN-100G và hệ thống GPS cùng cảm biến hạ cánh sản xuất bởi Northrop Grumman.
Với những tính năng vượt trội như vậy, F-22 Raptor xứng đáng với biệt danh “Chiến đấu cơ thể kỷ 21 của Mỹ” và là loại chiến đấu cơ hàng đầu thế giới.
Đan Khanh - (tổng hợp)
0 nhận xét